Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biếu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, thanh thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 bát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vi thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thụ thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thượng được tẩm đồng tiện, có thể làm ấ can thân, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bà chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính nát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm va dẫn vào phế vị...

Không ai là không biết công dụng của gừng, như chữa ho, làm ấm, và được xem
như là 1 vị thuốc dân gian, nhưng ít ai ngờ tới chỉ cần kết hợp gừng với 1 số
hỗn hợp khác sẽ trở thành bài thuốc chống rụng tóc hiệu quả. Cách làm như sau:
-
Giã nhỏ 2 lạng gừng, giã và vắt lấy nước
-
Sử dụng 1 chén nhỏ nước cốt chanh
-
3 muỗng canh dầu hạt vừng
Hòa hỗn hợp trên lại với nhau và thoa đều lên da đầu sau đó để khoảng 15 –
20 phút và xả lại bằng nước sạch. Bạn hãy làm như vậy đều đặn 3 lần mỗi tuần,
sau thời gian 1 tháng bạn sẽ thấy sự khác biệt từ mái tóc của mình.
LIKE and Share bài viết này:
:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét