Tin Hot nhất

Chữa gút từ lá trầu không nhanh mà hiệu quả

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể dẫn đến:
- Các tinh thể axit uric sắc nhọn lặng dóng lại ở các khớp
- Các lớp axiet uric lắng đọng (được gọi la sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
- Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Ngón chân rất đau, tấy đỏ và sưng lên.
Bên cạnh phương pháp điều trị theo tây y thông thường. Nhiều người đã tìm đến những bài thuốc chữa bệnh theo cách dân gian. Trong đó, lá trầu không và nước dừa là hai thành phần thảo dược được đánh giá cao trong việc điều trị.
Cách dùng lá trầu, nước dừa
Mỗi sáng thức dậy dừng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngân vào một quả dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Sau đó đậy nắp trái dừa lại ngâm trong 30 phút, rồi chắt ra ly uống. Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức của gút sẽ giảm hẳn.

Chú ý: Không ăn sáng trước khi uống nước dừa ngâm lá trầu không. Người bệnh nên chờ nước dừa trầu không ngấm vào cơ thể hoàn toàn, sau khi đi tiểu mới ăn sáng.
Read more…

6 cách chữa nấc hiệu quả

Nấc là hiện tượng bình thường của con người, hầu như ai cũng đã từng gặp. Tuy nhiên hay thử tưởng tượng nếu bạn đang tham cuộc họp, hội thảo, dùng bữa với đối tác, khách hàng thì quả thật là bất tiện. Dưới đây là vài mẹo chữa nấc hiệu quả xin chia sẻ cho các bạn.
Uống nước: Hãy rót một cốc nước ấm, uống thành nhiều ngụm nhỏ liên tục bạn sẽ thấy cơn nấc giảm dần rồi hết hẳn.
Bịt tai: dùng tay bịt vào 2 tai từ 20 đến 30 giây. Hoặc nhấn vào khu vực nhỏ đằng sau dái tai, ngay dưới đáy hộp sọ. Điều này sẽ giúp bạn gửi tín hiệu "thư giãn" thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành.
Nín thở: Hãy hít một hơi thật sâu và giữ lại. khí khí carbon dioxide trong phổi gia tăng, cơ giãn ra và giúp bạn giảm nấc.
Che miệng: Dùng tay che mũi và miệng nhưng vẫn thở bình thường. Lượng khí carbon dioxide thêm vào nhiều hơn sẽ khiến cơn nấc cụt qua nhanh.
Dùng đường: Đặt một thìa cà phê đường lên phía sau của lưỡi rồi nuốt nó. Đường sẽ là quá tải đầu mút dây thần kinh trong miệng, các xung thần kinh sẽ nhận được sự kích thích và não bộ sẽ là ngừng nấc.
Le lưỡi: Hãy tranh thủ le lưỡi trong lúc không ai để ý. Hơi thơ sẽ thông suốt hơn và chế ngự được những cơn co thắt gây ra nấc.
Read more…

chữa gan nhiễm mỡ bằng cây nhọ nồi

Gan nhiễu mỡ đang là một bệnh rất phổ biến hiện nay, nó là một quá trính tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phụ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, Thủy(thận) không nuôi dưỡng được mộc(can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hóa không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc tạo thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.


Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 – 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 – 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm 
Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.
Read more…

Chữa rụng tóc với gừng tươi nhanh và hiệu quả

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biếu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, thanh thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 bát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vi thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thụ thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thượng được tẩm đồng tiện, có thể làm ấ can thân, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bà chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính nát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm va dẫn vào phế vị...

Không ai là không biết công dụng của gừng, như chữa ho, làm ấm, và được xem như là 1 vị thuốc dân gian, nhưng ít ai ngờ tới chỉ cần kết hợp gừng với 1 số hỗn hợp khác sẽ trở thành bài thuốc chống rụng tóc hiệu quả. Cách làm như sau:
-          Giã nhỏ 2 lạng gừng, giã và vắt lấy nước
-          Sử dụng 1 chén nhỏ nước cốt chanh
-          3 muỗng canh dầu hạt vừng
Hòa hỗn hợp trên lại với nhau và thoa đều lên da đầu sau đó để khoảng 15 – 20 phút và xả lại bằng nước sạch. Bạn hãy làm như vậy đều đặn 3 lần mỗi tuần, sau thời gian 1 tháng bạn sẽ thấy sự khác biệt từ mái tóc của mình.
Read more…

10 bài thuốc quý từ dấm mà không phải ai cũng biết


Từ thời phong kiến xưa trong đông y dấm là một vị thuốc quý trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Sách tuệ tĩnh có viết: "Dấm thanh (mễ thố) vi đắng chua, khí ẩm không độc, tính chạy khắp, làm mềm chất rắn, phá hoàn cục thu liễm vết thương, tiêu hạch khỏi đau, tan đinh nhọt sưng tấy".
Dưới đây là một số cách dùng dấm chữa bệnh:
Dấm mài hạt gấc: Chữa quai bị, viêm tuyến nước bọt, bướu cổ, sang thương huyết ứ, trĩ, mụn nhọt, tắc tuyến sữa, viêm tinh hoàn, các chứng đau sưng do huyết ứ sưng đau.
Dùng nhân hạt gấc mài với dấm hoặc giã hòa dấm bôi đắp ngày vài lần nơi đau.
Chữa hoàng đản “tỳ hoàng” do uống rượu nhiều quá sinh chứng hoàng đản, da vàng, tiểu vàng đậm. Dùng 20-30ml dấm gạo, mài 2-3 hạt gấc cho uống, tiểu tiện thông lợi là khỏi.
Dấm gạo: Chữa chứng bụng tích trệ do uống nhiều rượu, thịt cá mà sình bụng đầy không tiêu. Uống vài li nhỏ dấm gạo cho nôn ra hoặc đại tiện thông là khỏi.
Dấm ngâm tỏi: Phòng chữa tăng huyết áp, mỡ máu cao, đầy bụng đau bụng. Lấy tỏi ngâm dấm, ăn ngày 2-3 tép, nên ăn nhiều ngày.
Dấm hòa với nước cốt lá xương sông: Chữa chứng mụn nhọt, hạch kết sưng đau, viêm tuyến mang tai, tuyến nước bọt.
Chứng huyết ứ đau tim, đau ngực sườn, phụ nữ có kinh đau bụng ra huyết bầm đen. Lấy lá xương sông giã vắt nước cốt hòa dấm uống, bã tẩm dấm đắp ngoài chữa mụn nhọt.
Dấm hòa nước cốt ngải cứu: Chữa chứng phong trên mặt lở ngứa và bệnh chàm, vẩy nến do huyết ứ đọng. Lấy nước cốt lá ngải hòa dấm bôi ngày vài lần.
Dấm nấu đậu đỏ: Chữa chứng tràng phong hạ huyết đi cầu ra huyết lâu ngày, chứng huyết ứ đau tim, đau đầu, dạ dày, liên sườn, đau bụng kinh, chứng miệng lở loét chảy máu.
Dấm gạo nấu đậu đỏ cho chín nhừ sau đó phơi khô tán nhỏ uống ngày 3 thìa (30g) hoặc hơn.
Dấm hòa bột đậu đỏ: Chữa chứng miệng lưỡi sưng đau chảy máu, viêm khớp hàm, viêm tuyến nước bọt do nhiệt độc. Đậu đỏ tán bột hòa dấm gạo ngậm uống ngày 3 lần/20g, kết hợp hòa dấm đậu đỏ bôi ngày vài lần.
Dấm kết hợp xạ can: Chữa mang tai sưng đau phát sốt, viêm tuyến nước bọt, tinh hoàn, viêm họng. Dùng một củ xạ can tươi 40-50g sắc nước hòa dấm gạo mật ong uống, kết hợp hòa dấm đắp bôi ngoài.
Dấm tẩm hương phụ sao: Chữa chứng phụ nữ có kinh đau bụng, đau dạ dày, các chứng đau do huyết ứ, huyết hàn. Dùng dấm tẩm hương phụ, tán nhỏ uống 12g/lần, ngày 3 lần.
Rau càng cua bóp dấm: Chữa gân cơ co rút, mụn nhọt, viêm họng viêm tuyến mang tai do huyết ứ nhiệt độc. Dùng rau càng cua bóp dấm chấm mắm ăn.
Lưu ý: Không dùng dấm cho người tỳ vị hư hàn, đang tiêu chảy, gân cơ teo nhão. Các chứng đau không phải huyết ứ không dùng.
Read more…